Categories: Tin tức

Khi người vay tiền ngân hàng chết thì có được xóa nợ không?

Hiện nay, nhiều người quan niệm cứ chết là có thể xóa sạch nợ nần. Vậy điều đó có đúng không? Khi người vay tiền ngân hàng chết thì có được xóa nợ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, mời quý bạn đọc theo dõi!

Nghĩa vụ của người vay tiền là gì?

Để giải quyết những khó khăn về kinh tế trong cuộc sống thì nhiều người phải đi vay mượn tiện, tại sản, và khi đó họ sẽ ký hợp đồng vay tiền.

Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Khi vay tiền thì người vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên vay, cụ thể:

– Khi đến hạn trả tiền thì bên vay tài sản sẽ phải trả đủ tiền cho bên cho vay.

– Nếu vay tiền mà không phải trả lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tiền lãi với mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gia chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Nếu vay có lãi suất mà đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên tương ứng với thời hàn mà đến hạn chưa trả. Trong trường hợp vay chậm trả thì sẽ trả lãi theo mức lãi suất tối đa không quá 10%/năm của số tiền chậm trả.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách vay tiền ngân hàng nhanh chóng

Khi người vay tiền ngân hàng chết thì có được xóa nợ?

Theo Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại quy định như sau:

– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Chính vì vậy, khi người vay tiền ngân hàng chết người thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế được hưởng trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người cho vay.

Cách xác định người có nghĩa vụ trả nợ thay khi người chết không để lại di chúc

Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật về hàng thừa kế.

Đối tượng thừa kế theo pháp luật quy định

Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

– Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Xem thêm: Sinh viên vay tiền ở đâu?

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc khi người vay tiền ngân hàng chết thì có được xóa nợ không mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

hanhthuy

Share
Published by
hanhthuy

Recent Posts

Tuổi Thìn hợp màu gì? Ý nghĩa về màu theo phong thủy

Bạn đang quan tâm tuổi Thìn hợp màu gì, ý nghĩa của từng màu theo…

6 tháng ago

Ngành Ngôn ngữ Anh khối A1 nên học trường nào?

Ngành Ngôn ngữ Anh khối A1 là gì? Gồm những môn nào? Nên học trường…

11 tháng ago

Có thể lấy CMND người khác vay tiền được không?

Không còn các thủ tục rườm ra hiện nay bạn có thể chỉ cần ngồi…

11 tháng ago

Chia sẻ kinh nghiệm vay tiền mua nhà không áp lực tài chính

Bạn là người cho rằng vay tiền mua nhà là quyết định mạo hiểm, đắn…

11 tháng ago

Hướng dẫn cách vay tiền ngân hàng nhanh chóng

Hiện nay, nhu cầu vay vốn của nhiều người ngày càng tăng lên. Bài viết dưới…

11 tháng ago

Ngân hàng Home vay tiền theo bảo hiểm xã hội được không?

Ngân hàng Home vay tiền theo bảo hiểm xã hội có được không? Thủ tục,…

1 năm ago