Bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền có phải trả nợ và cách xử lý


1 năm ago

Hiện nay rất nhiều người bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền. Vậy những trường hợp này có phải trả nợ và bị xử lý như thế nào? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền có phải trả nợ

Theo điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu lên định nghĩa hợp đồng vay tài sản như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định cụ thể về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Khong-vay-tien-thi-khong-co-nghia-vu-phai-tra-no-tuy-nhien-phai-chung-minh-duoc-ban-than-khong-phai-la-nguoi-thuc-hien-viec-vay-tien

Không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ tuy nhiên phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền

Xem thêm: Bùng app vay tiền có sao không?

Như vậy, việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Nên nếu bạn bị lấy cắp thông tin như số CCCD, CMND, số điện thoại… nhưng trên thực tế không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền. Do đó, những thông tin cá nhân chúng ta cần phải hết sức cảnh giác.

Không vay tiền nhưng bị đòi nợ nên xử lý như thế nào

Không vay tiền nhưng vẫn bị các tổ chức tín dụng, app vay tiền liên tục dùng điện thoại để đòi nợ, đe dọa, quấy rối, vu khống, thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩn của người khác thì hành vi bị coi là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Hành vi này có thể bị phạt đến 20.000.000 đồng.

Khi bị quấy rồi, làm phiền thì bạn cần tìm cách thu thập lại bằng chứng về việc đòi nợ bất hợp lý như:

  • Lưu lại nhưng tin nhắn đòi nợ, đe dọa đòi nợ,…;
  • Lưu lại thông tin màn hình, giao diện mạng của người đòi nợ, người đưa tin đối với trang đưa tin,…;
  • Ghi âm hoặc quay phim lại các cuộc gọi đòi nợ;
  • Lập vi bằng ghi nhận lại các thông tin tin nhắn, những thông tin đăng tải mà có nội dung đe dọa, vu khống và xúc phạm danh dự, nhân phẩm,…;
Bi-nguoi-khac-lay-cmnd-vay-tien-can-phai-lam-gi

Bị người khác lấy cmnd vay tiền cần phải làm gì

Xem thêm: STT cho vay tiền hay

Sau khi có những bằng chứng trên thì người bị làm phiền có xử lý bằng những cách sau:

Cách 1: Liên hệ, làm rõ với tổ chức tín dụng, app cho vay tiền

Cách 2: Trình báo ra cơ quan công an 

Cách 3: Đề nghị sở Thông tin và truyền thông xử lý

Cách 4: Gửi đơn trình báo đến Thanh tra, giám sát ngân hàng

Để đề phòng việc không vay tiền nhưng vẫn phải trả nợ, mỗi người cần phải hết sức cảnh giác trước những chiêu lừa đảo, tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào của mình cho người lạ.

Những trường hợp giấy tờ cá nhân bị rơi, làm mất thì phải nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc này.

Vậy nên hãy bảo mật thông tin cá nhân của mình một cách cẩn thận tránh bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền. Chỉ tiết lộ thông tin khi thực sự cần thiết để tránh những rủi ro pháp lý sau này.

 

Related