Vì sao những app vay tiền bị bắt? Danh sách những app vay tiền bị bắt mới nhất


1 năm ago

Tại các app vay tiền khi vay online chuyển khoản ngay người vay sẽ dễ bị rơi vào bẫy đã được giăng trước. Nhằm hạn chế tình trạng bị lừa đảo mọi người hãy thường xuyên cập nhật thông tin những app vay tiền bị bắt để tránh.

Vì sao những app vay tiền bị bắt?

Rất nhiều lý do khiến cho các app vay tiền bị bắt trong quá trình cung cấp các gói vay nhanh online cho khách hàng như:

  • Các app vay tiền nhanh bị bắt áp dụng mức lãi suất cho vay vượt quá quy định của nhà nước trên 20%. Có những app chính là tiền thân của tín dụng đen cho vay lãi suất lên đến 12000%. Chính vì vậy đã bị tố cáo tới các cấp chính quyền nên sẽ bị điều tra và bị bắt.
  • Do các app vay tiền hoạt động nhưng không có giấy phép, thiếu tính minh bạch nhằm mục đích lừa người vay dính bẫy lãi suất cao (lãi suất 1 năm có thể rơi vào khoảng 200 – 1200%/ năm).
  • Các app vay tiền bị bắt thường có hoạt động không rõ ràng và được lập ra nhằm mục đích rửa tiền từ các nguồn tiền bẩn.
  • App vay tiền bị bắt tự đơn phương tăng lãi suất các khoản vay mà không có hợp đồng ký kết hay thỏa thuận trước với người vay.
  • Có dấu hiệu thay đổi điều kiện vay, mức lãi suất, kỳ hạn vay mà không báo cho người vay trước.
  • Do không rõ thông tin hoạt động cho vay với lãi suất không công khai và có một số app cho vay bị bắt là app nước ngoài.

Tìm hiểu các hình thức lừa đảo qua app vay tiền

Có rất nhiều các hình thức khác nhau nhằm lấy lòng tin của người có nhu cầu vay  mà các app cho vay tiền bị bắt thường xuyên sử dụng. Một số hình thức lừa đảo qua app vay tiền như:

  • Cho vay ảo: Đây là hình thức lừa đảo khá phổ biến hiện nay do số lượng người cần vay online nhiều và các đối tượng này sẽ cung cấp các app sau đó yêu cầu người vay cần tải về. Tiếp đến thực hiện các bước đăng ký, đồng thời cung cấp thông tin. Thường những app vay tiền ảo này sẽ thu thập thông tin người dùng để tiếp tục bán lại cho bên khác hoặc lấy thông tin thực hiện những hành vi lừa đảo khác.
  • Lừa đảo ở khâu giải ngân khoản vay: Các app vay tiền ở khâu giải ngân số tiền giải ngân và chuyển cho người vay sẽ không đúng với số tiền người vay đã đăng ký. Mặc dù vậy nhưng lãi suất vẫn tính đúng với số tiền đã ký trên hợp đồng.
  • Lừa lấy tài khoản iCloud: Với hình thức lừa đảo này các app vay tiền ảo sẽ lừa lấy thông tin tài khoản iCloud. Như vậy người vay sẽ bị kiểm soát bởi các đối tượng lừa đảo hoặc bị tống tiền khi họ nắm được các thông tin quan trọng trong tài khoản hay những hành động khác.
  • Các app vay tiền lừa đảo bằng cách nào đó chiếm dữ liệu cá nhân như các hình ảnh nhạy cảm hoặc thông tin người nhà để tống tiền… cũng chính bởi vậy mà các app vay tiền bị bắt.
  • Lừa đảo về lãi suất: Với hình thức này các app cho vay tiền sẽ đưa ra mức lãi thực tế cao gấp nhiều lần so với khi ký kết các điều khoản cam kết không hợp lý. Như vậy người vay sẽ phải gánh mức lãi suất cao.
  • Cho vay tiền bằng CMND: Đây cũng là một trong những hình thức lừa đảo khá phổ biến và nhiều người bị lừa đã tố cáo với đơn vị có thẩm quyền để từ đó giải quyết và điều tra sớm.

Xem thêm:

nhung-app-vay-tien-bi-bat

Các app vay tiền bị bắt

Hãy thường xuyên cập nhật các app vay tiền bị bắt để tránh xa khi bắt gặp để hạn chế tình trạng bị lừa đảo hay trở thành con nợ với lãi suất cao.

Một số các app vay tiền bị bắt như:

  1. More Loan
  2. TopvaynhanhH
  3. Cashwagon
  4. Home Đồng
  5. I Đồng
  6. VD Online
  7. Vay Tốc Độ
  8. Sieuvayb
  9. Smart Loan
  10. HomevayLOAN
  11. VayDI
  12. F458
  13. VayloanI
  14. Ivayy
  15. Money Top
  16. Vaytiennhanh247
  17. Dongvay24
  18. Post Vay
  19. CC Wallet
  20. VayOkNgay

Tất cả các giao dịch của người vay và những app vay tiền bị bắt này thường cho vay với lãi suất cắt cổ lên đến 4,4%/ngày tương đương 1.600 %/năm và các giao dịch của người vay và người cho vay tiền đều được thực hiện thông qua mạng internet và điện thoại di động.

Lưu ý khi vay tiền qua app

Để tránh bị lừa đảo khi vay tiền qua app bạn cần lưu ý một số điều như:

  • Không được chuyển tiền trước dưới mọi hình thức ngay cả khi họ nói chuyển tiền làm phí dịch vụ hay phải đóng phí bảo hiểm mới được giải ngân. Tất cả những người yêu cầu chuyển tiền trước sẽ là lừa đảo bởi khi bạn đã chuyển tiền sẽ rất khó để lấy lại được mà sẽ mất toàn bộ.
  • Tìm hiểu kỹ các thông tin của app bạn muốn vay tiền như có giấy phép kinh doanh hay không? Địa chỉ ở đâu? Có minh bạch rõ ràng hay không?
  • Cần hết sức chú ý nếu gặp phải các lời mời từ nền tảng xã hội như Zalo, Facebook… vì có thể là lừa đảo bởi chẳng có việc tiền tự nhiên vào túi mình được cả.
  • Các cuộc gọi từ số lạ cũng cần được tìm hiểu và cẩn thận khi nghe máy đã có rất nhiều các trường hợp bị mất tiền từ số điện thoại lạ, đặc biệt dễ mất nếu bạn đăng ký số điện thoại bằng tài khoản ví điện tử MOMO. 
  • Không nên quá lạm dụng việc vay app online mà chỉ nên vay tiền với khoản vay phù hợp với kinh tế bản thân. Tránh tình trạng quá sức trả nợ rồi phải trả cả lãi suất cao và tiền gốc.
  • Nên tránh những tổ chức tín dụng đen nhé, đâm vào rồi thì không rút ra nổi đâu. Lãi suất 1000%/năm là quà cao/

Mong rằng những app vay tiền bị bắt ở trên đã cung cấp giúp cho bạn tránh được những kẻ lừa đảo. Nếu bạn thấy các app vay tiền có dấu hiệu lừa đảo hãy báo ngay đến các cơ quan chức năng, cũng như cảnh báo mọi người nên tránh xa nhé

Related